9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp


Vì quê hương Gia Viễn Ninh Bình là nơi có nhiều điểm hăm quan du lịch, trong cac Tuor du lịch có nhiều lưa tuổi, người phương tây đa số các ông bà già, người Trung quốc cũng vậy có thể họ bị cao huyết áp gây cản trở co chuyến du lịch, các bạn hướng dãn viên biết được các bài thuốc chữa cao huyết áp thì thật tuyệt vời. Khi về chắc họ không bao giừo quên quê hương mình, tôi xin đăng 9 bài thuốc chữa cao huyết áp để các bạn tham khảo.

7 bí quyết giảm huyết áp cao


Cao huyết áp là một trong những bệnh gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Những bí quyết đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp giảm áp lực mạch máu.

[Image]
Tập yoga - bí quyết giảm huyết áp cao (Ảnh: Internet).
Bổ sung cà chua vào chế độ ăn: Chất lycopene trong cà chua rất hiệu quả trong việc giảm huyết áp cao. Việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn giúp giảm áp 10 chỉ số áp lực máu lên tâm thu và 4 chỉ số ở tâm trương. Lượng cà chua tốt cho sức khỏe là 4 quả mỗi ngày và chia vào các món salad, nước sốt hay nước ép cà chua đều có tác dụng tương tự với sức khỏe.

Vì sao bạn nhức đầu?

Nhức đầu không chỉ gây khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quan đến vấn đề tình cảm, tâm lý. Thực chất, nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nguyên nhân tại chỗ, toàn thân hoặc do các bệnh lý trong sọ não hoặc do nguyên nhân tâm lý.


Các bệnh lý sọ não: Như bị u não, viêm màng não, co thắt mạch máu não đưa đến nhức nửa đầu.
 
Nguyên nhân tại chỗ
 
Bao gồm các bệnh tai - mũi - họng như viêm các xoang, viêm tai..., bệnh vùng răng hàm mặt như sâu răng, viêm xương, tuỷ răng, hàm, lệch khớp cắn, ... hay các bệnh về mắt như các rối loạn khúc xạ, các bệnh xương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ.
 
Nguyên nhân toàn thân
 
Gồm rất nhiều bệnh nội khoa, bệnh tăng huyết áp, các bệnh đường tiêu hoá, thậm chí cả do chứng táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùng như nhiễm cúm, viêm phổi, sốt rét... hoặc ngộ độc như ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc, ngộ độc thức ăn...
 
Ngoài các nguyên thực thể, nhức đầu có thể xuất phát từ những nguyên nhân tâm lý. Làm việc quá căng thẳng, những rắc rối về tình cảm, những tình huống bức bách trong các mối quan hệ xã hội đều có thể dẫn đến nhức đầu đó là chưa nói đến còn có loại nhức đầu mà không xác định được nguyên nhân.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống

Tự xoa bóp chữa nhức đầu

Xoa bóp là một kiểu kích thích vật lý, trực tiếp tác động lên da thịt và các cơ quan cảm thụ của da và cơ gây ra những ảnh hưởng về thần kinh, về thể dịch, về nội tạng từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
[Image]
Ảnh minh họa.
Các kiểu xoa bóp
Véo: Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc đốt thứ hai của ngón cái và đốt thứ ba của ngón trỏ kẹp và kéo da lên. Hai tay làm liên tiếp làm cho da được xoa bóp luôn luôn như bị cuốn giữa các ngón tay của thầy thuốc.
Phân: Dùng đầu các ngón tay hoặc mô của ngón tay áp út của hai tay, từ cùng một chỗ rẽ ra hai bên ngón hướng trái ngược nhau.
Hợp: Dùng đầu các ngón tay hoặc mô ngón út của hai tay, từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ, tay của người làm như ở thủ thuật phân.
Day: Dùng gốc bàn tay, mô của ngón út, mô của ngón cái hơi dùng sức ấn xuống da của người được xoa bóp và di chuyển theo vòng tay của người thực hiện.
Ấn: Dùng ngón tay cái, gốc của bàn tay, mô của ngón út hoặc mô ngón cái ấn vào một nơi nào hoặc vào huyệt.
Miết: Dùng đầu ngón tay cái miết chặt vào da của người được xoa bóp theo hướng lên hoặc xuống, sang phải hoặc trái.
Bóp: Dùng ngón tay cái và các ngón tay kia bóp thịt hoặc gân ở nơi bị bệnh. Vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, không nên để thịt hoặc gân trượt dưới tay vì làm như vậy gây đau.
Chặt (đấm): Nắm tay: các ngón tay hơi nắm vào nhau (chú ý khoảng cách giữa các ngón tay và giữa hai bàn tay có một khoảng rỗng) dùng mô của ngón út đấm vào chỗ bị đau.
Thao tác xoa bóp chữa nhức đầu
- Để người được xoa bóp ngồi thoải mái (trường hợp không ngồi được thì nằm). Người làm đứng hoặc ngồi đối diện với người được xoa bóp.
- Véo, miết hoặc phân hợp vùng trán:
- Nếu dùng thủ thuật véo: véo dọc trán từ điểm giữa đường kẻ nối đầu trong hai lông mày (huyệt ấn đường) lên chân tóc rồi lần lượt véo sang hai bên từ huyệt ấn đường tỏa ra như nan quạt giấy trên trán.
- Nếu dùng thủ thuật miết: Dùng hai ngón tay cái miết từ huyệt ấn đường tỏa ra hai bên thái dương, làm sát lông mày trước rồi làm dần lên cho hết trán. Nếu dùng thủ thuật phân hợp: dùng hai ngón tay cái phân hợp cả vùng trán một lúc.
- Véo lông mày: Từ huyệt ấn đường véo ra hai bên 3 lần một cách nhẹ nhàng, sau đó véo tại huyệt ấn đường 5 lần.
- Day huyệt thái dương: 5 lần. Miết từ huyệt thái dương (điểm nối của đường kéo dài cuối lông mày và đuôi mắt dịch ra một thốn) vòng qua tai ra sau gáy làm từ 3-5 lần.
- Vỗ đầu: Hai bàn tay úp đối diện nhau (một bàn tay úp vùng trán, một bàn tay úp vùng chẩm sau gáy) vỗ quanh đầu theo hai hướng ngược nhau, vỗ 2-3 vòng.
- Gõ đầu: các ngón tay của hai bàn tay xòe ra, dùng rìa của ngón út bàn tay gõ vào đầu theo hướng từ trước lên trên và ra sau, gõ khắp đầu một lượt.
- Ấn huyệt bách hội: (giao điểm của đường thẳng nối 2 điểm cao nhất của hai tai đi qua đỉnh đầu và đường thẳng đi từ trục mũi qua đỉnh đầu). Dùng ngón tay cái vừa ấn vừa day theo chiều kim đồng hồ 10 cái. Bóp nhẹ nhàng 2 cơ thang ở cổ và chỗ trũng hai bên gáy (huyệt phong trì) từ 3-5 cái.
Kết thúc các thao tác trên, để bệnh nhân nằm nghỉ 30 phút, nếu bệnh nhân mệt nhiều thì không nhất thiết phải làm đầy đủ các thao tác mà chỉ làm vài ba thao tác cũng được.
 
Sau khi làm người thường thấy thoải mái dễ chịu và đỡ hẳn, nhưng sau đó cơ thể lại thấy đau trở lại cần phải kiên trì, không được nản chí thì mới có kết quả.
 
Theo GiaDinh

Trị nhức đầu bằng một số phương pháp đơn giản

Nhức đầu là một trong các tín hiệu báo động mạnh mẽ nhất của cơ thể, thường báo là đã có dấu hiệu "quá tải" cả về thể lực và tinh thần. Có nhiều loại nhức đầu và chúng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhức đầu, vị trí của nhức đầu... Các chứng nhức đầu gồm có:
[Image]
Mát-xa giảm đau nhức đầu.
Nhức đầu đơn thuần:
Thường nguyên nhân do stress, nhạy cảm với thời tiết hoặc các thay đổi áp suất trong bầu khí quyển, tăng huyết áp, sốt hoặc thiếu ôxy... khi đó đầu nhức như búa bổ, có tiếng ù nhẹ, có tiếng nhịp đập trong đầu...
Nhức đầu do căng thẳng: Nguyên nhân thường do căng cơ hoặc dáng đi sai lệch. Đau giống như đang bị hành hạ xảy ra ở thái dương, bắt đầu ở đằng sau đầu và cổ hoặc ở trán và lan tỏa ra khắp đầu.
Nhức đầu cụm: Đau như đâm chọc, nóng ran xảy ra ở một bên đầu và luôn luôn cùng một chỗ, thường không rõ nguyên nhân.
Đau nhức nửa đầu: Chỉ đau ở một bên đầu mà thôi, thường hay kèm theo buồn nôn, nôn mửa và có các vấn đề về thị giác. Nguyên nhân thường do có yếu tố di truyền hoặc các rối loạn tuần hoàn trong não.
Cơn đau thường khởi phát do nhiều nguyên nhân, thông thường bắt đầu là các cơ đầu cổ căng thẳng. Nhức đầu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc uống quá nhiều rượu. Hiện tượng co thắt hay giãn nở các mạch máu cũng như các thay đổi áp suất trong đầu (điều này có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi) cũng có thể gây nhức đầu.
Các phương pháp đơn giản trị nhức đầu tự nhiên bao gồm vận động thư giãn, xoa bóp như massage... cũng đem đến hiệu quả khá tốt.
Tắm với nước ấm có thể làm dịu căng thẳng và thư giãn các mạch máu từ đó bớt nhức đầu. Nếu thêm một vài giọt tinh dầu sả pha vào với nước ấm cũng giúp làm bớt căng thẳng và bớt nhức đầu.
Bạn có thể làm giảm bớt nhức đầu bằng cách đắp khăn lạnh, tắm hơi, xoa bóp bấm huyệt hay thư giãn. Cần giảm tiếp xúc với các kích thích bên ngoài, nên tập thể dục thể thao vừa sức ở ngoài trời, không hút thuốc và uống rượu. Thư giãn và tạo môi trường yên tĩnh êm dịu, tránh các kích thích bên ngoài như ồn ào, tiếng động ánh sáng chói, phòng ở cần không khí thoáng đãng mát dịu, kéo rèm che, tắt mọi thiết bị điện tử như đài, tivi, điện thoại... Nếu sống ở một nơi quá ồn có thể tìm cách bịt tai lại, việc thư giãn sẽ tốt hơn nếu có sự trợ giúp của các kỹ thuật yoga...
Cách bấm huyệt trị nhức đầu: Dùng ngón cái và ngón trỏ bấm hai huyệt ở hai đầu trong của hai lông mày di theo cung lông mày đến hai huyệt thái dương, ấn huyệt bách hội ở đỉnh đầu. Sau đó khum 4 ngón tay chải tóc sát da đầu xuôi xuống mỗi lần 5-10 phút, lực vừa phải.
[Image]
Ngâm chân cũng là một cách trị đau đầu.
Ngâm chân bằng nước ấm khoảng 37oC sẽ giúp luân chuyển máu từ chân lên đầu và ngược lại, khoảng 5 phút sau lại chế thêm nước nóng cho đến khi nhiệt độ đạt tới 41 - 42oC, ngâm chân khoảng 15 phút sau đó lau sạch, nằm nghỉ khoảng 20 phút.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp:
- Cần ăn đầy đủ chất, tăng cường ăn hoa quả tươi, rau tươi, thịt cá, giảm mỡ đường và các chất kích thích.
- Không được bỏ bữa, nếu bận quá bạn có thể chỉ cần ăn một miếng trái cây, hoặc một cốc sữa... là có thể chịu được.
Khi nhức đầu bạn có thể chườm nước đá. Đó là một trong những biện pháp điều trị nhức đầu không dùng thuốc hiệu quả nhất. Dùng càng sớm càng tốt, hiệu quả càng cao nếu có thể ngoài áp túi đá vào chỗ đau nhức bạn còn áp vào gáy trán, thái dương.
Với một số người thì lại có hiệu quả khi áp dụng một cách làm ngược lại đó là tắm ngâm mình hoặc xịt nước nóng ấm vào đầu cổ gáy vai. Sau một ngày căng thẳng thật không có gì dễ chịu bằng được ngâm mình trong một làn nước ấm có pha một ít muối hoặc vẩy ít dầu thơm. Đôi khi nhiệt độ có thể làm giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu và làm thư giãn các cơ bắp.
BS. Thu Hương
suckhoedoisong

Nhức đầu - triệu chứng của hàng chục bệnh chết người

Đi làm về, thấy đau đầu nên anh Thành Lập (40 tuổi, TP HCM) uống 2 viên thuốc cảm rồi lên giường nằm nghỉ. Nửa đêm, thấy anh Lập nằm khá lâu, người nhà đến để đánh thức thì phát hiện anh đã tắt thở từ bao giờ.
Gia đình không thể đoán được nguyên nhân cái chết của anh lập vì người đàn ông này vốn có lối sống lành mạnh và điều độ, không thuốc lá hay rượu chè. Các bác sĩ giải thích, những trường hợp đột tử kèm nhức đầu như trên thường do tai biến mạch máu não gây ra.
Nhức đầu cũng biến đổi khó lường như cá tính con người. Có loại nhức đầu như lưỡi cưa xẻ dọc xương sọ, có loại âm ỉ như sắt nung dí vào đầu. Có người đau toàn đầu như đội đá, cũng có người đau thắt nửa bên đầu...
Nguyên nhân gây nhức đầu lại càng phức tạp. Nếu liệt kê theo thứ tự cao thấp thì nhức đầu có thể do căng thẳng thần kinh trong nghề nghiệp và cuộc sống, sai lầm về tư thế ngồi hay đứng trong lúc làm việc, ngủ sai tư thế, lạm dụng dược phẩm (giảm đau, an thần, chống co thắt, hạ huyết áp...), thiếu ngủ, rối loạn thị giác. Thậm chí các rối loạn về nội tiết tố, tiêu hóa, tâm thần cũng gây nhức đầu.
Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết, các bệnh lý thoái hóa về xương hay sụn ở cổ cũng gây nhức đầu. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, kèm theo cứng cổ, mất thăng bằng, yếu cơ, đặc biệt ở tay. Trường hợp nặng phải nhập viện để kéo cổ trong 1-2 tuần, dùng thuốc giãn cơ hoặc phẫu thuật để làm giảm áp lực ở cột sống cổ.
Một thủ phạm gây nhức đầu nữa là thuốc chữa... nhức đầu. Loại thuốc này được quảng cáo quá nhiều, lại mua không cần đơn nên hay bị lạm dụng. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu, khó thở, vã mồ hôi, nôn ói, thậm chí co giật sau khi dùng decolgen, panadol, decolsin hoặc rhumenol.
Theo tiến sĩ Vũ Anh Nhị, Trưởng bộ môn Nội thần kinh Đại học Y Dược TP HCM, bệnh nhân cần lưu ý những đặc tính của nhức đầu vì chúng rất có ích cho thầy thuốc trong chẩn đoán. Nhức nửa đầu thường là migraine hoặc u não, nhức sau gáy gặp trong tổn thương cổ; nhức vùng trán hoặc hốc mắt là triệu chứng của viêm xoang hay tăng nhãn áp. Nhức đầu tăng nhiều vào ban đêm hay khi nằm thường gặp trong tăng áp lực nội sọ (ung bướu, xuất huyết...). Nhức vào buổi sáng là do migraine, nhức khi làm việc căng thẳng thường do căng cơ. Nhức đầu có kèm theo nôn ói, sợ ánh sáng là dấu hiệu của hội chứng màng não.
Các trường hợp nhức đầu sau có thể là bệnh nặng và cần cảnh giác và nhập viện khẩn cấp: nhức đầu xảy ra đột ngột khi gắng sức (gặp trong xuất huyết não), kèm yếu liệt chi, thay đổi tính tình (u não, tai biến mạch máu não...), đau ngày càng tăng và dữ dội (u não, áp xe não, xuất huyết màng não...), co giật (u não), có bất thường về nhiệt độ cơ thể, mạch (viêm màng não, máu tụ trong não cấp tính...).
(Theo NLĐ)

CHỮA ĐAU NỬA ĐẦU BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Lương y Võ Hà
Đau nữa đầu còn gọi là migraine bao gồm những cơn đau kịch phát, tái diễn không theo chu kỳ nhất định, thường kèm theo những rối loạn về thị giác và rối loạn tiêu hóa. Đau nữa đầu là một cơn bệnh khó chịu đang hành hạ khoảng 20% dân số nhân loại, không phân biệt giới tính, nguồn gốc, tuổi tác. Bệnh đặc biệt trầm trọng đối với những phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 40.
Triệu chứng:
Bệnh nhân thường trải qua một giai đoạn suy sụp về tinh thần, buồn phiền, bứt rứt, biếng ăn, hoa mắt, buồn nôn. Những triệu chứng này có thể xảy ra liền trước cơn nhức đầu hoặc đồng thời với những cơn nhức đầu. Trong khi nhức đầu, bệnh nhân thường thấy buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, sợ những kích thích và muốn được yên tĩnh. Cơn nhức đầu xảy ra ở một bên đầu, bên phải hoặc bên trái và thường chỉ xảy ra ở một bên đó đối với mỗi bệnh nhân. Hãn hữu ở một số rất ít bệnh nhân cơn nhức đầu có thể xảy ra ở bên đối diện hoặc nhức cả hai bên.
[Image]
Khi cơn nhức đầu xảy ra, các mạch máu ngoại biên ở vùng đầu có liên quan thường nổi rõ lên. Những khảo cứu của y học hiện đại cho thấy biên độ của sóng mạch gia tăng . Điều này phù hợp với hiện tượng mạch của bệnh nhân chuyển từ trầm huyền hoặc trầm tế sang thành huyền khẩn hoặc phù huyền sác lúc cơn đau dữ dội nổi lên. Một số nhà khoa học cho rằng những bệnh nhân đã bị đau nữa đầu nhiều năm thường dẫn đến áp huyết cao và tổn thương thận . Kết quả này cũng phù hợp với những lý luận về hư hỏa và âm hư của y học cổ truyền.
Thông thường ở bệnh đau nữa đầu, dù trong cơn đau hay sau cơn đau người bệnh đều cảm thấy đau nhói nếu bị ấn nhẹ vào hai huyệt phong trì đồng tử liêu. Phong trì ở phía sau tai, chỗ lõm ở ngang chân tóc. Đồng tử liêu nằm ở chỗ hõm ở bờ ngoài đuôi mắt. Cả hai huyệt vị này đều nằm trên kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
Biện chứng:
Theo nội kinh "Can khai khiếu ở mắt", huyền là mạch của Can Đởm. Vùng và huyệt vị bị tổn thương do kinh Túc Thiếu Dương Đởm chi phối. Do đó, ở bệnh nhân đau nữa đầu, triệu chứng quá vượng của Can Đởm rất rõ nét. Can âm , Can dương xung gây ra một số triệu chứng Can Đởm hỏa thịnh thuộc dương chứng. Biếng ăn, buồn nôn là do Can Đởm ( thuộc mộc) khắc Tỳ Vị (thuộc thổ) dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đây là một biểu hiện mà y học cổ truyền gọi là Can phạm Vị. Theo học thuyết kinh lạc, Dương phải thường giáng và Âm phải thường thăng. Trường hợp này, kinh khí ở kinh Túc Thiếu Dương Đởm đã nghịch chuyển gây ra những dấu hiệu đặc trưng của thiếu dương chứng. Đó là đau đầu, hoa mắt, buồn nôn. Thiếu dương chứng thường được xem là những chứng bán biểu bán lý. Tuy nhiên, bệnh đã lâu, can huyết bị tổn thương nên thiên về . Hỏa đây là hư hỏa do âm hư mà ra.



Điều trị:
Trong bát pháp của y học cổ truyền thì phép hòa giải là phương pháp đối trị với những bệnh ở kinh thiếu dương nhằm sơ tiết can khí, giải biểu và điều hoà Can Tỳ. Đây là một bệnh mãn tính nên một điều quan trọng khác là phải bổ âm để tàng dương. Tuy nhiên trong bổ âm phải lưu ý đến kiện Tỳ vì những thuốc bổ âm tính mát có thể làm trệ Tỳ trong khi ở đây Tỳ Vị vốn đã suy yếu.
Bài thuốc:
Tiêu dao thang là một cổ phương có tác dụng hòa giải thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, Bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.
Sài hồ 12 gr Bạch thược 12 gr
Đương quy 12 gr Bạch truật 12 gr
Phục linh 12 gr Bạc hà 4 gr
Cam thảo 4 gr Sinh khương 4 gr
(nướng qua)
Riêng vị Bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nữa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.
Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục địa để bổ âm, Đương quy dưỡng huyết, Cam thảo hòa trung, Can khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu, trừ hư hỏa.
Thục địa 16 gr
Đương quy 12 gr
Can khương 8 gr (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện)
Cam thảo 4 gr (nướng)
Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc đã chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8 năm mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.
Thục địa 320 gr Ngưu tất 80 gr
Đương quy 240 gr Ngủ vị 40 gr
Xuyên khung 120 gr (sao, tẩm đồng tiện)

Đây là một thang đại dược có phân lượng lớn, sắc đặc, chia ra uống làm vài lần trong một ngày. Y án có ghi rõ cách uống cho bệnh nhân nói trên. Uống sau khi đã làm việc được một lúc cho người nóng lên. Đối với người bệnh còn tương đối khỏe mạnh, cách uống này nhằm lợi dụng dương khí của người bệnh đang được phát động khi đang làm việc phối hợp với sức thuốc còn nóng để phát tán tà khí ở kinh lạc mà không cần những vị thuốc để giải biểu. Trong bài thuốc này Thục địa để bổ âm, Đương quy để dưỡng huyết, Xuyên khung để khai uất, sơ tiết Can khí, tẩm đồng tiện để giáng hư hỏa, Ngưu tất dẫn thuốc trở xuống, Ngủ vị để liễm nạp dương khí.


Thuốc Nam:
Rau má 12 gr Hương phụ 8 gr (sao, tẩm đồng tiện)
Thảo quyết minh 12 gr (sao thơm) Vỏ bưởI 8 gr (phơi khô, sao)
Rễ nhàu 12 gr
Sắc ba chén còn lại gần một chén chia làm hai lần uống trong một ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Trong bài này, Rau má, Thảo quyết minh để bổ âm dưỡng huyết. Vỏ bưởi, Hương phụ để sơ Can, khai uất, kiện Tỳ. Rễ nhàu có thể thông kinh hoạt lạc và điều hòa thần kinh giao cảm nên rất hiệu quả trong những chứng nhức đầu.
Điều trị không dùng thuốc:
Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính dẫn đến tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người, chẳng hạn "Tư thương Tỳ", "Khủng thương Thận", "Nộ thương Can". Tuy nhiên bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu ngày đều ảnh hưởng đến Can khí, dẫn đến Can khí uất. Can khí uất là một đặc trưng của bệnh đau nữa đầu. Do đó những cảm xúc âm tính nói chung – còn gọi là "stress" - có liên quan chặt chẽ đến cơn đau nữa đầu. “Stress” có thể là yếu tố kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm những cơn đau. Ngược lại, những biện pháp làm thư giãn thần kinh & cơ như tập dưỡng sinh, luyện thở, ngồi thiền… sẽ trực tiếp hóa giải "stress" và làm sơ tiết Can khí nên có thể làm thưa dần, làm nhẹ đi, và cuối cùng làm chấm dứt hẳn những cơn đau nữa đầu. Ngoài ra, theo quy luật "thần tĩnh tất âm sinh", việc thư giãn, nhập tĩnh không những làm thư giãn khí uất mà còn có tác dụng sinh âm, bổ âm, nên đáp ứng được yêu cầu thứ hai của việc điều trị bệnh đau nữa đầu.

Theo ykhoanet

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?


Cháu thường xuyên bị chảy máu răng, có người nói do cháu bị thiếu vitamin C, cháu đã uống bổ sung nhưng không đỡ. Không biết cháu bị mắc bệnh gì, thưa bác sĩ?
Vũ Trà Liên (Hải Dương)
Chảy máu chân răng hay đúng hơn là chảy máu lợi răng có nhiều nguyên nhân do bị u lợi, viêm quanh răng, viêm lợi, viêm nướu răng và cũng có thể do bạn mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, thiếu vitamin... cũng khiến chân răng chảy máu. Một nguyên nhân hay gặp nhất đó là do chính bạn chưa biết cách vệ sinh răng miệng, sau khi ăn uống không chải răng, súc miệng khiến cặn thức ăn đọng trên răng lợi, vi khuẩn tấn công, tạo nên bựa bẩn gây viêm lợi và sâu răng. Để biết nguyên nhân bị chảy máu răng, tốt nhất bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị. Phòng bệnh không có gì khác là phải vệ sinh, chăm sóc răng miệng tốt. Sau khi ăn nên chải răng, súc miệng, chọn bàn chải mềm để tránh làm tổn thương nướu, khám và lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng/lần.
BS. Đình Phúc suckhoedoisong
 
Điều Trị Cao Huyết Áp. Design by MM24/7 Templates.